Ở phần một chúng ta đã tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của chiếc động cơ. Vậy trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu xem các động cơ đó các loại như thế nào và thường được sử dụng trong các thiết bị cau truc là loại động cơ nào. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
3/ Động cơ điện không đồng bộ
Từ trường biến thiên trong một khung dây khi nam châm quay với một tốc độ ω, dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện do hiện tượng cảm ứng từ xảy ra trong khung dây. Dòng điện cảm ứng này sinh ra một cặp lực từ và hình thành ngẫu lực làm cho khung dây quay của nam châm với tốc độ góc là ω'. Và một định lý luôn đúng và cần phải nhớ là ω' luôn nhỏ hơn ω, nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác nhau về khoảng thời gian tạo ra dòng điện cảm ứng bên trong khung dây.
Vì các tốc độ góc là khác nhau trong động cơ nên người ta đặt tên cho nó là động cơ điện không đồng bộ. Khi sử dụng nguồn điện một chiều để vận hành động cơ điện ta có động cơ điện một chiều, nếu sử dụng điện xay chiều thì ta sử dụng động cơ điện xoay chiều. Động cơ điện xoay chiều có động cơ điện xoay chiều một phase và 3 phase tùy vào nguồn điện và mục đích sử dụng.
Riêng đối với việc vận hành các thiết bị nâng hạ như cầu trục ta thường sử dụng động cơ điện xoay chiều 3 phase. Động cơ điện không đồng bộ 1 chiều:
Có cấu tạo rất đơn giản chỉ bao gồm hai bộ phận chính đó là Rôt và Stato. Roto còn được gọi là phần động. Thường thì Roto được sử dụng là khung dây có thể chuyển động xoay trong từ trường xoay. Stato còn gọi là phần tĩnh. Thường thì Stato được sử dụng là phần tạo ra từ trường xoay, có thể là một nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu. Trong một số trường hợp người ta có thể thiết kế ngược lại giữa hai bộ phận này. Ngoài ra còn có các thiết bị khác như vỏ bọc cách điện, các dây dẫn, cơ cấu truyền...
4/ Động cơ điện không đồng bộ xoay chiều ba pha:
Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ ba phase cũng bao gồm hai bộ phận chính tương tự như động cơ điện không đồng bộ một phase nhưng phần Roto là một khung dây có thể xoay dưới tác động của từ trường xoay. Nhằm để tăng hiệu quả người ta ghép nhiều khung dây dẫn lại với nhau và các khung này là giống nhau có trục quay chung tạo thành một cái lồng hình trụ, một mặt được tạo bởi nhiều thanh kim loại song song nhau. Roto này người ta gọi nó là Roto lồng sóc. Stato (phần tĩnh) là bộ phận tạo ra từ trường quay, gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt tại ba vị trí nằm trên vòng tròn đặt lệch nhau 120 độ. Động cơ không đồng bộ sử dụng dòng điện xoay chiều ba pha.
Như vậy các loại động cơ điện gồm có nhiều loại và cấu tạo của chúng cũng gần giống nhau là đều bao gồm rô to và stato. Trong các thiết bị cầu trục và cổng trục thì loại thường dùng nhất là loại động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha vì công suất làm việc của nó lớn và phù hợp với hoạt động đặc trưng của ngành công nghiệp.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm những thông tin về cầu trục, cổng trục và được phục vụ tốt nhất!
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ CẦN TRỤC AN PHÁT ĐẠT
165/75 NGUYỄN THÁI BÌNH, P. NGUYỄN THÁI BÌNH, Q.1, TP. HCM.
Hotline: 0944 26 2929
Tel: +84 8 3914 1801. Fax: +84 8 3914 1803
Email: anpcranes@anpcranes.com.vn
0 Phản hồi Ứng dụng vật lý trong chiếc cầu trục- Động cơ điện (Phần 2)
Đăng nhận xét