Ngày nay, việc ứng dụng cầu trục vào các hoạt động quản lý trở nên phổ biến vô cùng. Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận làm cho cầu trục hoạt động một cách hiệu quả nhất giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Phanh thủy lực
Phanh cầu trục cũng là một bộ phận đóng góp quan trọng, cầu trục có bao nhiêu loại phanh, chúng được phân loại ra sao theo những nguyên tắc nào, đặc điểm cấu tạo như thế nào bài viết này sẽ giúp ích cho bạn về những vấn đề trên.
Phanh cầu trục (Overhead crane) được chia làm các loại như sau:
- Phanh mở là loại phanh chỉ hoạt động làm việc khi có tác dụng từ bên ngoài, ngoại lực.
- Phanh được chia làm nhiều loại khác nhau: nếu theo nguyên tắc hoạt động thì phanh được chia thành 2 loại phanh đóng và phanh mở.
- Phanh thường đóng là loại phanh luôn luôn làm việc trừ khi cơ cấu hoạt động.
- Nếu về cấu tạo thì phanh được chia làm các loại: phanh má, phanh đai, phanh đĩa và phanh côn.
Nói đến các loại phanh má thì đó là loại phanh sử dụng nhiều nhất trong máy trục. Còn trong các thiết bị máy nâng chủ yếu là dùng loại phanh hai má ngoài đặt đối xứng với bánh phanh, không gây uốn trục và cho moment phanh theo hai chiều bằng nhau.
Momen phanh của phanh má được tạo ra bằng các lực ma sát giữa các má phanh và bánh phanh. Dẫn động của phanh có thể là dẫn động cơ, điện, thủy lực hoặc khí nén. Để giảm kích thước của phanh hay giảm lực phanh tạo ra mo men phanh lớn thì người ta sử dụng loại vật liệu chuyên dùng làm má phanh có hệ số ma sát cao, chịu mài mòn tốt và ổn định ở nhiệt độ tương đối cao. Những tấm băng này được gắn vào má phanh bằng bằng các đinh tán bằng đồng hoặc nhôm sao cho các đầu của đinh tán thụt vào so với mặt băng 1 nửa chiều dài băng.
0 Phản hồi "Phanh cầu trục" có những loại nào ?
Đăng nhận xét