Cầu trục là thiết bị nâng mà chúng ta thường thấy phổ biến nhất bên ngoài các công trình xây dựng. Lắp đặt cẩu tháp trong xây dựng đúng quy trình sẽ tránh được những tai nạn thiệt hại lớn về người và của, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Do đó việc nghiên cứu về công dụng và cách sử dụng đối với cẩu tháp là vô cùng quan trọng.



Những chiếc cầu tháp lớn chiều cao tối đa của chúng có thể lên đến 200m tùy vào công trình mà chúng hoạt động. Chúng thường được lắp ráp dưới dạng các phân đoạn nhỏ hay còn gọi là modul tháo rời và di chuyển bằng xe chuyên dụng.

Công việc quan trọng nhất trong việc xây dựng và lắp đặt cẩu tháp đó là phần móng nền, phần này phải vô cùng vững chắc đảm bảo cho chiếc cần cẩu có thể đứng vũng mà không bị lung lay với các tác động từ bên ngoài, đảm bảo không bị bật hay bung gốc khi cẩu di chuyển vận hành giảm tránh tai nạn có thể xảy ra.

Một lồng nâng có kích thước lớn hơn phần thân được lắp vào cẩu tháp đóng vai trò là nơi điều khiển trung tâm cho cẩu tháp hoạt động. Nơi mà điều kì diệu sẽ xảy ra.

Sau đó là tới các bộ phận đỉnh tháp, đuôi tháp, đối trọng, cần tháp. Đuôi tháp được lắp với đỉnh tháp bằng các sợi cáp chịu lực cao. Đối trọng là gì ? là các khối bê tông có khối lượng lớn giúp giữ thăng bằng cho đầu và đuôi tháp.Một piston thủy lực cố định đầu dưới lồng nâng với thân tháp cẩu, then nối giữa 2 đốt thân được tháo ra. Piston bắt đầu nâng toàn bộ phần trên của tháp cẩu lên cao 3 mét.

Luồn cáp tời, cáp con sẽ đi theo sơ đồ luồn cáp, thử tài không tải các cơ cấu để kiểm tra độ tin cậy hoạt động của thiết bị. Khi cần nâng cao tháp sẽ sử dụng lực nâng của mình để lắp ráp các bộ phận giúp tăng chiểu cao.

Sau khi lắp đặt thiết bị cẩu xong chúng ta cần kiểm tra thử, nâng cẩu từ từ. Khi thấy có bất kì sai sót nào thì lập tức dừng ngay cẩu không được hoạt động tiếp.

Trong suốt quá trình lắp ráp và cài đặt tất cả mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt, thao tác chính xác từng bước không để ảnh hưởng đến hoạt động của cầu tháp.