Ngày nay thì cầu trục nói riêng cũng như các thiết bị nâng hạ nói chung bao gồm cổng trục thì được ứng dụng một cách rộng rãi phổ biến. Tuy nhiên về cấu tạo đặc biệt là kết cấu thép của chúng thì ít ai biết được bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rỏ hơn.



Để cầu trục hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao nhất thì nhất thiết phải có 1 kết cấu thép vững chắc giữ vai trò quan trọng và chiếm tỉ lệ đáng kể trong khối lượng riêng toàn bộ máy. Nó không chỉ làm giá đỡ cho toàn bộ cơ cấu máy mà còn là nơi chịu lực của tất cả các loại tải trọng đặt lên.

Kết cấu thép hiểu nôm na là kết cấu chịu lực của công trình làm bằng thép hoặc kim loại. Kết cấu thép được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại. Với độ bền cao , kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt vận chuyển thì kết cấu thép được ưu tiên nhất.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thì người ta thường quét 1 lớp sơn chóng gỉ, chóng cháy giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị, việc sử dụng kết cấu thép này phải đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực và có độ cứng cao. Hình dáng phải phù hợp với môi trường nơi làm việc và hợp thẩm mĩ chung.

"Kết cấu thép" chỉ cần nghe tên gọi thôi chúng ta cũng biết đây là phần chiếm nhiều kim loại nhất trong thiết bị, nên nhất thiết phải tính toán phần kết cấu này sao cho chính xác và hợp lý nhất.

Hơn nữa, kết cấu thép cổng trục phần lớn là dùng thép tấm, được gắn liên kết với nhau thông qua đinh tán hoặc hàn. Vật liệu  dùng chế tạo chủ yếu là thép cacbon hay thép hợp kim.

Với cầu trục(Overhead crane) bao có 2 dầm hộp, ray di chuyển cho xe lăn sẽ bố trí ở thành trên của dầm. Phía mặt trên của cầu kết hợp làm  sàn kiểm tra. Khoảng cách giữa hai dầm được tính toán phù hợp để thiết bị dễ ổn định hơn trong mặt phẳng nằm ngang do  tác động của tải trọng, phù hợp với kích thước của xe lăn và giằng dầm.