Cầu trục là thiết bị nâng hạ không còn xa lạ gì trong nhà xưởng. Nếu phân loại theo kết cấu dầm cầu thì cầu trục được chia làm 2 loại cầu trục dầm đôi và cầu trục dầm đơn.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cầu trục dầm đôi. Thiết bị này được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng với năng suất và khả năng làm việc không thể ngờ của nó, kết cấu vững chắc, hoạt động ổn định, khả năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn là 1 việc vô cùng dễ dàng. Cụ thể là sức nâng dao động phổ biến từ 2 - 100 tấn và khẩu độ nâng từ 5 - 50m, và  một điều quan trọng thiết bị này có thể thiết kế theo yêu cầu phù hợp kích thước nhà xưởng.



Ngoài những ưu điểm nêu ra như ở trên, thì cầu trục dầm đôi này còn khá gọn nhẹ, việc tháo dỡ lắp đặt dễ dàng, việc bảo dưỡng và vận hành trở nên đơn giản hơn khi đưa thiết bị này vào sử dụng đặc biệt là trong những cầu trục(Overhead crane) có khẩu độ trên 15m.

Với những lợi thế lớn như thế này thì đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm giảm sức lao động chân tay của con người và hạn chế đến mức thấp nhất mức hao tổn về nhân lực, máy móc. Hơn nữa an toàn lao động trong hoạt động nâng hạ cũng được đánh giá cao hơn.

Không thiết bị nào hoàn hảo hết, kể cả các thiết bị cầu trục dầm đôi này cũng có những nhược điểm nhất định, đó là trong quá trình  di chuyển sẽ xảy ra sự xô lệch dầm cầu do lực cản hai bên ray không đều.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước kéo theo đó là sự mọc lên của nhiều công trình nhà xưởng thì trong công tác hoạt động các thiết bị nâng hạ bao gồm cầu trục, cổng trục ..v.v  ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, nâng hạ, hay rộng hơn là vận chuyển vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất: nhiệt điện, gang thép...